Các lãng phí trong Sản Xuất Tinh Gọn – LEAN

0
11129
AgileCRM

Đối với hầu hết các doanh nghiệp sản xuất, việc quản trị các lãng phí luôn được các nhà quản lý đặt lên hàng đầu. Vì lợi nhuận sẽ gia tăng đáng kể khi lãng phí được giảm xuống. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng phần mềm ERP để quản trị lãng phí. Nhưng việc ứng dụng ERP tương đối phức tạp, lúc này giải pháp LEAN sẽ được nghĩ đến. Việc quản trị lãng phí thì người Nhật đúng là bậc thầy trong vấn đề này. Sau đây chúng ta cần tìm hiểu một số khái niệm “Lãng phí” trong hệ thống thống LEAN của TOYOTA. Sau khi đã biết rõ nguồn gốc của các lãng phí, bạn sẽ dễ dàng kiểm soát, cải tiến trong hoạt động sản xuất của mình tốt hơn.

Muda

Muda là một từ gốc Nhật có nghĩa là vô ích, vô dụng, lãng phí, phế thải… nó là một khái niệm cơ bản trong Hệ thống sản xuất Toyota – Toyota Production System (TPS) và là một trong ba loại biến thể (Muda, Mura, Muri). Giảm thiểu lãng phí là cách hiệu quả để tăng lợi nhuận.

Một quá trình gia tăng giá trị bằng việc sản xuất ra các sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ mà khách hàng chấp nhận trả tiền. quá trình này tiêu tốn tài nguyên, và lãng phí được sinh ra khi mà tài nguyên được sử dụng lớn hơn mức cần thiết để sản xuất ra sản phẩm hoặc dịch vụ mà khách hàng thực tế cần. Quan điểm và công cụ của TPS giúp nâng cao nhận thức và đưa ra các quan điểm mới về xác định lãng phí và thông qua đó khai thác các cơ hội để giảm lãng phí. Toyota không ngừng tấn công vào Muda (lãng phí) bằng cách trao quyền cho người lao động trong những hoạt động cải tiến được tiêu chuẩn hóa và chia sẻ cho nhau.

Muda định nghĩa 7 loại lãng phí bao gồm:

Transportation – Sự vận chuyển

Mỗi khi một sản phẩm được vận chuyển, nó bị đặt trong tình trạng nguy hiểm, thất thoát, bị chậm trễ… cũng như không được gia tăng giá trị. Việc vận chuyển không biến đổi sản phẩm, khách hàng không trả tiền cho việc đó.

Ví dụ: việc vận chuyển nguyên liệu từ Kho tới Phân xưởng sản xuất, giữa các công đoạn với nhau…

Inventory – Tồn kho

Các dạng tồn kho có thể là nguyên liệu, bán thành phẩm (WIP) hoặc là các sản phẩm hoàn thiện, đại diện cho nguồn vốn bỏ ra nhưng chưa tạo ra doanh thu bởi cả nhà sản xuất và khách hàng. Bất kỳ loại nào trong 3 loại trên không được xử lý chủ động để tạo ra giá trị đều là lãng phí.

Motion – Thao tác

Tương phản với Vận chuyển, lãng phí do Thao tác diễn ra tại nơi sản xuất. Đó là các chuyển động tay chân hay việc đi lại không cần thiết của công nhân không gắn liền với hoạt động sản xuất. Chẳng hạn như việc đi khắp xưởng để tìm dụng cụ hay là các thao tác thực hiện thừa (do thiết tế thao tác kém, do thiết bị bất tiện – cao quá, thấp quá…) điều đó làm chậm tốc độ tại nơi làm việc.

Waiting – Chời đợi

Chờ đợi là thời gian công nhân hay máy móc nhàn rỗi bởi sự tắc nghẽn hay luồng sản xuất trong xưởng thiếu hiệu quả. Thời gian trì hoãn giữa mỗi đợt gia công sản phẩm cũng được tính đến. Khi sản phẩm không trong quá trình vận chuyển hoặc được xử lý, nó đang trong tình trạng chờ đợi. Trong các quá trình thông thường, một phần lớn thời gian của một sản phẩm là chờ đợi được gia công. Trong lúc đó chi phí cho nhân công và khấu hao thiết bị vẫn phải có, nó làm tăng chi phí trên từng đơn vị sản phẩm.

Over Processing – Xử lý thừa

Xử lý thừa xảy ra khi bất kỳ công việc trên một phần nào đó được thực hiện vượt hơn yêu cầu của khách hàng. Điều đó bao gồm việc sử dụng các thành phần phức tạp hoặc chất lượng hơn so với yêu cầu, hay gia công với chất lượng vượt yêu cầu, chẳng hạn như việc đánh bóng bề mặt quá mức hoặc tại vị trí không cần thiết…

Over Production – Sản xuất thừa

Sản xuất thừa xảy ra khi có nhiều sản phẩm được tạo ra hơn yêu cầu từ phía khách hàng. Thực tế phổ biến ở các Doanh nghiệp thường là sản xuất theo mẻ lớn, lưu kho và tiêu thụ dần trong thời gian dài. Điều đó dẫn đến các chi phí bổ xung như lưu kho, bảo quản, chi phí nhân công…

Defect – Khuyết tật

Khi khuyết tật xảy ra nó kéo theo một loạt các chi phí khác, chẳng hạn như chi phí sửa chữa, thay đổi lịch sản xuất … và hệ quả là tăng chi phí nhân công, thời gian bán thành phẩm bị kéo dài. Khuyết tật có thể khiến một sản phẩm có giá gấp đôi so với ban đầu. Bên cạnh các khuyết tật trực tiếp về mặt vật lý, khuyết tật cũng bao gồm các sai sót về giấy tờ, cung cấp thông tin sai lệch về sản phẩm, sai quy cách…

Một cách dễ nhớ 7 lãng phí đó bằng các chữ cái đầu: TIMWOOD

Mura

Mura trong tiếng Nhật có nghĩa “Không thống nhất, không đồng bộ, bất thường…”

Mura trong các cải tiến các quá trình hoặc hệ thống kinh doanh được giải quyết thông qua hệ thống Just In Time (JIT) – đúng thời điểm. Nó dựa trên nền tảng giữ cho mức tồn kho ở mức thấp hoặc bị loại bỏ, cung cấp cho quá trình sản xuất đúng loại, đúng lúc, đủ khối lượng và dòng thành phần: vào trước – ra trước.

Muri

Muri trong tiếng Nhật có nghĩa “quá tải, không hợp lý, vượt quá khả năng, sự quá mức…”

Muri là tất cả các công việc không hợp lý được cấp lãnh đạo tạo ra cho công nhân và máy móc khi tổ chức kém.

Ví dụ: như khuân vác nặng, di chuyển vật dùng vòng vòng, công việc nguy hiểm, ngay cả việc di chuyển quá nhanh so với mức thông thường. Điều này đặt con người  hoặc máy móc vào tình huống bất thường.

Có khi Muri đơn giản chỉ là yêu cầu một quy trình phải đạt hiệu suất cao hơn mà không có một thay đổi gì đột phá. Những yêu cầu không hợp lý cũng thường gây ra nhiều dao động.

Muda chú ý hơn về các lãng phí hơn hai nhóm còn lại, điều đó có nghĩa trong khi nhiều học viên LEAN được học về cách nhận biết Muda lại không phát hiện ra sự khác nhau với Mura (không đồng bộ) và Mur (quá sức). Dẫn đến việc quá quan tâm đến việc kiểm soát quá trình mà không còn thời gian để thiết kế cải tiến quá trình.

Liên kết ba khái niệm này lại một cách đơn giản:

Trước hết, Muri tập trung vào sự chuẩn bị và lập kế hoạch cho quá trình, hoặc công việc nào có thể được tránh được một cách tích cực và có chủ đích.

Tiếp theo, Mura tập trung vào việc thực hiện và sự loại bỏ sự dao động trong việc lên kế hoạch hay cấp độ hoạt động, như chất lượng và sản lượng.

Cuối cùng, Muda được mang vào sau quá trình đã được thiết lập và các phản hồi đã ghi nhận. Điều này được nhận biết qua sự dao động ở đầu ra.

Vai trò của quản lý là kiểm tra Muda, trong những quá trình và loại trừ những nguyên nhân sâu xa hơn bằng việc xem xét những kết nối tới Muri và Mura của hệ thống. Những sự bất ổn của Muda và Mura phải được phản hồi trở lại cho Muri, hay việc lập kế hoạch giai đoạn cho dự án tiếp theo.

Hành động: hãy thống kê, phân loại các loại lãng phí hiện tại trong doanh nghiệp của bạn. Và giải pháp để loại bỏ lãng phí là gì?

Kỳ sau: Các khái niệm, thuật ngữ cơ bản trong sản xuất tinh gọn (LEAN)

(Công ty cung cấp phần mềm ERP Gia Cát)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here