Nhìn lại quan điểm “Sản xuất kém chất lượng ở Trung Quốc”

0
1976
AgileCRM

Dẫn nhập: Nhà máy gia công toàn cầu – Vén màn bí mật những chiến thuật sản xuất Made in China

Cuốn sách này thoạt đầu chỉ là một bài báo viết cho trường Wharton Business trong cuộc khủng hoảng chất lượng năm 2007. Đây là năm mà thức ăn cho vật nuôi bị phát hiện nhiễm mê-la-min, lốp xe sản xuất tại Trung Quốc bắt đầu nổ banh, và các bậc phụ huynh người Mỹ lo lắng về sơn chì trong đồ chơi của con em họ. Bài báo tôi viết một phần là để bác bỏ lời cáo buộc rằng chính các nhà nhập khẩu Mỹ phải chịu trách nhiệm về những sự cố trên do đã nhập hàng dỏm từ Trung Quốc. Sau nhiều năm làm việc với các nhà sản xuất Trung Quốc, tôi đã có một sự hiểu biết về tình hình hơi khác một chút. Tôi thấy rằng các công ty Mỹ đã cố gắng làm hết trách nhiệm của mình, nhưng không lại các nhà công nghiệp Trung Quốc ranh ma, những người thường xuyên thao túng quy cách sản phẩm để mở rộng lợi nhuận biên.

Các chủ xưởng Trung Hoa chơi chiêu. Họ sản xuất cho khách hàng một sản phẩm chất lượng khi khởi sự và dần dần rút bớt các thành phần chính (nếu không, họ thay thế đầu vào kém hơn). Những thay đổi này không bao giờ được công bố, và người mua thường không nhận ra các thay đổi này. Suy giảm chất lượng hàng ngày càng nhiều và tinh tế, và các nhà nhập khẩu không hề biết chuyện gì đang diễn ra cho đến khi các sản phẩm này bị phát hiện. Tôi gọi nó là “nhạt phai chất lượng” (hay “chất lượng bốc hơi”), và nó dùng để phần nào giải thích cho lý do tại sao chất lượng dường như giảm dần cùng lúc, và trên nhiều lĩnh vực.

Bên ngoài Trung Quốc, ít người biết rằng việc này cứ tiếp diễn, và nhiều độc giả Mỹ của bài viết này đã bị hoàn toàn bất ngờ. Nhưng những người làm việc trong ngành công nghiệp biết rõ hơn, và những người trong cuộc cho rằng tôi đã chưa đi đủ xa. “Câu chuyện của ông về chất lượng hàng Trung Quốc vẫn chưa là gì cả”, người ta nói với tôi. “Ông nên nghe những gì đã xảy ra với chúng tôi!”

Các phản ứng khác nhau đối với bài báo – sự xác nhận từ những người trong nhiều ngành công nghiệp ở một bên và sự ngờ vực ở một bên – đã khiến tôi tin rằng cần viết rộng ra. Trước giờ tôi chưa bao giờ viết cái gì dài hơn một bài báo; tuy vậy, người ta đã giao cho tôi một hợp đồng viết sách. Càng viết, tôi càng nhận ra rằng có nhiều điều khác để nói về chủ đề Trung Quốc nói chung.

Cuốn sách mà bạn đang có trong tay chỉ là một vài câu chuyện, giai thoại ghi nhận từ một công việc ở nước ngoài. Các sự kiện đã được lựa chọn vì có tính giải trí; cùng lúc, tôi đã cẩn thận chọn lựa bối cảnh mà tôi nghĩ là phù hợp với những trải nghiệm đó.

Nên lưu ý là trong lần đầu đến Trung Quốc, tôi không có định kiến nào. Trên thực tế, ngay từ đầu tôi đã có sự lạc quan. Tuy nhiên, theo thời gian, những trải nghiệm nhất định khiến tôi phải nghĩ khác, và cuối cùng tôi đã xác định được lối nghĩ của mình. Khi đặt mục tiêu viết Poorly Made in China, tôi nghĩ thế này: Nếu tôi có thể tái hiện một ít những gì tôi đã thấy, có lẽ những người khác cũng có thể đồng cảm.

Khi được yêu cầu tóm tắt cuốn sách này, tôi có xu hướng làm đại khái bằng cách nói rằng nó chỉ đơn giản là viết về việc văn hóa quan trọng thế nào. Văn hóa có thể tác động đến phát triển kinh tế vĩ mô – sự nổi lên của Trung Quốc chắc chắn có phần đóng góp của một số yếu tố văn hóa nhất định – và trên một quy mô nhỏ hơn, văn hóa (cùng sự hiểu biết về văn hóa) có thể tạo thuận lợi hoặc cản trở thành công ở cấp độ giao dịch. Cuốn sách này ít nhất sẽ giúp xua tan suy nghĩ của một số người rằng việc kinh doanh tại Trung Quốc cũng giống như kinh doanh ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới.

Một lời phàn nàn về cuốn sách này là trong khi nó làm nổi bật một số vấn đề liên quan đến Trung Quốc, nó không đưa ra bất kỳ giải pháp nào. Tôi thấy tò mò rằng một số người sẵn sàng chấp nhận một cuốn sách về chủ đề văn hóa chỉ khi có sẵn giải pháp của tác giả trong đó. Bất kể Trung Quốc đang phải đối mặt với vấn đề gì, hay phần còn lại của thế giới hiện đang phải đối phó với vấn đề gì, chúng ta không thể có giải pháp nếu không thông qua đối thoại – và chúng ta không thể đối thoại trước khi chúng ta có một số hiểu biết cơ bản về vấn đề. Cuốn sách này nên được xem là một lời giới thiệu sơ khởi. Nó không bao giờ có nghĩa là một kết luận, dưới bất kỳ ý nghĩa nào, mà chỉ là một sự khởi đầu.

Phần tiếp theo: Hô Biến!

(Sách tên gốc: Poorly made in China – An insider’s account of the tactics behind China’s production game – Tác giả: Paul Midler)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here