Lưu đồ chuỗi giá trị VSM

0
4251
AgileCRM

Sơ đồ chuỗi giá trị VSM là công cụ quan trọng và cơ bản trong LEAN nhằm nhận diện vấn đề cần cải tiến. Chỉ với một cây viết chì, tờ giấy chúng ta có thể vẽ được lưu đồ của dòng thông tin và nguyên vật liệu của quá trình kinh doanh. Mục đích của công cụ là xác định các hoạt động làm tăng giá trị và các hoạt động không có giá trị trong quá trình. Nhờ đó các cơ hội cải tiến được xác định.

Khái niệm

Sơ đồ chuỗi giá trị (Value Stream Mapping – VSM) là một phương pháp lập bản đồ trực quan về “con đường” sản xuất của sản phẩm (vật liệu và thông tin) từ “cửa đến cửa”. Sơ đồ chuỗi giá trị có thể cho thấy được toàn bộ hệ thống từ khi khởi đầu để giúp nhà quản lý, kỹ sư, công nhân sản xuất, người lập chương trình, nhà cung cấp và khách hàng nhận ra sự lãng phí và xác định nguyên nhân của nó. Quá trình này bao gồm lập bản đồ “thực trạng hiện tại” tập trung vào những gì bạn muốn hay được gọi là kế hoạch chi tiết “thực trạng tương lai” có thể xem như là nền tảng cho các chiến lược cải tiến tinh gọn khác.

Một chuỗi giá trị là tất cả các hành động (cả giá trị gia tăng và giá trị không gia tăng) hiện tại đang cần để mang lại một sản phẩm thông qua các luồng chảy chính cần thiết cho mỗi sản phẩm:
– Lưu lượng dòng chảy sản xuất từ nguyên liệu thô cho đến tay người tiêu dùng.
– Lưu lượng dòng chảy được thiết kế từ ý tưởng đến khi khởi động.

Một chuỗi giá trị có nghĩa là làm việc trên một bức tranh lớn, không chỉ là quá trình cá nhân và không chỉ là tối ưu hóa các bộ phận mà là quá trình cải tiến toàn bộ.

Trong dòng chảy sản xuất, sự chuyển động của nguyên liệu thông qua nhà máy là dòng chảy thường được chúng ta nghĩ đến nhưng sẽ có một dòng chảy khác “dòng chảy thông tin” mô tả cho mỗi quá trình những gì phải thực hiện hoặc phải làm gì tiếp theo. Bạn phải vạch ra được cả hai dòng chảy này.

Sơ đồ chuỗi giá trị có thể là một công cụ giao tiếp, một công cụ lập kế hoạch kinh doanh và là một công cụ để quản lý quá trình thay đổi của bạn. Bước đầu tiên là vẽ ra trạng thái hiện tại được thực hiện bằng cách thu thập thông tin từ nhà xưởng sản xuất. Bước này cung cấp các thông tin cần thiết để lập bản đồ “trạng thái” tương lai (những điều bạn mong muốn ở tương lai). Bước cuối cùng là chuẩn bị và bắt đầu tích cực sử dụng một kế hoạch thực hiện những điều đã mô tả, chỉ trong một trang, bạn lập kế hoạch để đạt được “trạng thái” tương lai như thế nào.

Một quá trình cải tiến dựa vào công cụ VSM bao gồm 5 giai đoạn thực hiện theo thứ tự:

  • Giai đoạn 1: xây dựng sơ đồ chuỗi giá trị hiện tại
  • Giai đoạn 2: nhận diện các cơ hội cải tiến
  • Giai đoạn 3: phát triển sơ đồ chuỗi giá trị tương lai
  • Giai đoạn 4: triển khai các mục tiêu và các cải tiến
  • Giai đoạn 5: sơ đồ chuỗi giá trị tương lại

(Kỳ tiếp theo: Các giai đoạn thực thiện công cụ VSM)

Phần mềm ERP dành cho doanh nghiệp sản xuất

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here