Kẻ hèn không làm được lãnh đạo!

0
1618
AgileCRM

Có một cuốn sách như thế với cái tên không thể rõ ràng hơn.

Nó nhắc tôi nhớ tới thời tôi mới đi làm sales, tuy đã đỗ vào vị trí manager vẫn phải thực tập mấy tháng như một salesman bình thường ở địa bàn khó nhằn tiêu biểu. Hồi đó tôi nhìn các anh đi trước mình, biết rằng mấy tháng nữa mình sẽ được như thế nhưng vẫn có tý ghen tuông. Vì họ suốt ngày oai oách gọi điện thoại khắp mọi nơi (cước cao nhưng công ty thanh toán). Đã thế laptop họ dùng, lúc đó vốn là một loại tài sản đắt tiền, lại là loại xịn nhất! Tôi thấy làm Giám đốc sao mà sướng thế!

Kết thúc kỳ thử việc thì quan điểm của tôi quay ngược 180 độ, chỉ muốn giá như mình vẫn làm thực tập mà được lương cao như Giám đốc thì tốt hơn! Vì cứ hết giờ là salesman về nhà nghỉ ngơi còn Giám đốc lại tiếp tục ngồi “nghĩ mưu”.

Vì phải thật với chính mình, biết mình khá ở đâu chính ra lại dễ, biết mình dở ở đâu khó hơn nhiều. Mà tại sao lại phải biết vì chỉ có thể mới xác định phong thái làm việc của mình phù hợp với tính cách. Trong ngoài tương hợp thì nó mới đem lại giá trị cao nhất.

Vì phải cố gắng vươn lên hàng ngày, không dạy được người khác kỹ năng thì cũng dạy được người ta lối sống và sự cố gắng. Chả ai thúc lãnh đạo làm việc, nhưng tự lãnh đạo phải biết mình cần làm gì tiếp theo cho mình, cho tổ chức và cho cả từng nhân viên.

Vì biết sau lưng nhân viên không ưa mình, nói xấu mình trước mặt họ vẫn tỏ ra vui vẻ và khen ngợi sếp. Tệ hơn họ còn lập bè lập đảng để chống mình mỗi khi cần, trong khi mình vẫn phải lấy cái khách quan ra mà đối đãi cái chủ quan của họ. Đôi khi sự chủ quan trỗi dậy tôi vô cùng ghét cái lối khách quan tới cực đoan này. Nhưng phải thừa nhận là chỉ cố khách quan thì tôi mới duy trì được tinh thần làm việc ổn định mỗi ngày.

Vì biết sau khi nghỉ việc nhân viên dù quý mình tới đâu, từng được hưởng lợi từ mình tới mức nào cũng sẽ quay ra nhận xét mình theo kiểu tiêu cực. Chỗ này có một chút “Một trăm cái lý không bằng một tý cái tình”. Chả ai muốn người mình coi là đàn em giờ lại quay sang nói mình không ra gì. Nhưng ai cũng ích kỷ cả, ngay cả cái ý thích muốn người ta theo mình và đồng thuận mình khi không còn làm ở công ty cũ.

Vì biết dự án thành công thì đó là công sức cả đội, còn thất bại thì mình sẽ chịu trách nhiệm trước cấp trên. Nghe thì dễ nhưng phải là người đã trải qua việc đứng lên nhận trách nhiệm, nhận phạt về tiền và đồng thời là cả những lời đàm tiếu sau lưng do không đạt kế hoạch thì mới hiểu nó nặng nề tới đâu.

Vì cùng lúc phải làm hài lòng khách hàng và cả nhân viên trong công ty. Những lúc nước sôi lửa bỏng trên thị trường, chủ doanh nghiệp phải cố gắng thản nhiên khi nhân viên không chịu hiểu cho mình còn khách hàng thì nằng nặc đòi thoả mãn các điều kiện của họ thì họ mới bán hàng cho. Cõi lòng tan nát mà ngoài mặt vẫn phải cười. Sau đó thì ai bị trầm cảm thì tôi cho cũng là điều dễ hiểu.

Vì phải làm trái lòng mình khi áp kỷ luật thật nặng để duy trì hệ thống. Tôi luôn có vài cậu em nói chuyện rất hợp trong công ty. Nhưng không thể vì hợp mà làm trái dẫn tới việc đối xử không công bằng. Vì chỉ một lần như thế thì sau đó nhân viên sẽ từ chối nghe lệnh của chúng ta. Không lẽ công ty chỉ có một mình giám đốc vận hành tất cả?

Dũng cảm là giảm thiểu sự ích kỷ trong tư duy và hành vi của mình và trì lại, kiên nhẫn vượt qua các khó khăn để tổ chức phát triển chứ không có nghĩa nhất thiêt là phải làm những gì to tát kiểu anh hùng hảo hớn.

(Do Xuan Tung Quản Trị và Khởi Nghiệp)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here